Năng lượng tái tạo

  • 01/11/2022
  • 822 lượt xem
  • Cỡ chữ
Điện Mặt Trời Tháp Mười Đồng Tháp,tư vấn lắp đặt từ chuyên gia ,báo giá

1. Thực trạng năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng không gây ô nhiễm môi trường giúp hạn chế hiệu ứng nhà kính. Do vậy, theo Bộ Công thương, xét đến năm 2030 sẽ đặt mục tiêu và định hướng phát triển năng lượng sạch hoàn toàn. 
 
Cho đến nay, nước ta đã thực hiện thành công nhiều dự án năng lượng mặt trời tại một số tỉnh phía Trung và phía Nam. 
 
Mặt khác, Việt Nam cũng sở hữu nhiều tiềm năng phát triển nguồn năng lượng gió khi có đường bờ biển dài tới 3200km cùng tốc độ gió hàng năm ở Biển Đông là 6m/s. Tuy nhiên, phát triển nguồn năng lượng gió đang tiến triển khá chậm do một số khó khăn về mặt pháp lý, kỹ thuật, vấn đề về chi phí,...

 
2. Ứng dụng năng lượng tái tạo hiện nay
Hiện nay, sử dung nguồn năng lượng mặt trời trong tự nhiên để tạo ra nguồn năng lượng trong sinh hoạt đã rất phổ biến. 
Các dạng năng lượng tái tạo:
1. Năng lượng mặt trời
2. Năng lượng từ gió
3. Thủy điện
4. Năng lượng sinh học
5. Nhiên liệu hydrogen và pin nhiên liệu hydro
6. Năng lượng địa nhiệt
7. Năng lượng thủy triều
Trong đó, Năng lượng mặt trời có thể được khai thác bằng nhiều cách nhờ việc ứng dụng các công nghệ hiện đại: sưởi ấm, quang điện, kiến trúc năng lượng mặt trời, năng lượng mặt trời tập trung,...

 
3. Ưu điểm của năng lượng mặt trời
Đây là nguồn năng lượng tái tạo không bị cạn kiệt, có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của tất cả mọi người đến hàng nghìn năm sau.
Có thể sử dụng ở bất cứ đâu có ánh nắng mặt trời chiếu sáng.
Thân thiện với môi trường khi đảm bảo không thải ra các chất gây ô nhiễm.
Hiệu quả sử dụng cao với chi phí đầu vào thấp.
Có thể ứng dụng rộng rãi đối với các điểm mù tại nhiều quốc gia khác nhau.
Ngày càng tiết kiệm chi phí và tối ưu công suất nhờ vào sự phát triển hàng ngày của công nghệ sản xuất.

 
4. Năng lượng mặt trời có những tiềm năng gì tại Việt Nam?
Việt nam có tiềm năng rất lớn trong khai thác năng lượng mặt trời khi miền Nam, Tây Nam Bộ và miền Trung có nắng nóng thường xuyên với cường độ chiếu sáng cao trung bình khoảng 5kWh mỗi mét vuông.

 
5. Đầu tư điện năng lượng mặt trời kết hợp nuôi trồng thủy sản dưới mái che
Trong tình trạng Thế Giới đề phòng thiếu hụt năng lượng, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã kết hợp mô hình nuôi trồng thủy hải sản với sản xuất điện năng lượng mặt trời. Với mô hình này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, ngoài ra còn giúp doanh nghiệp và người dân địa phương tự chủ về vấn đề năng lượng.

Mô hình này đã được FGB đưa vào hoạt động nhằm hoà nhập vào làn sóng chuyển dịch sang sử dụng năng lượng sạch và mang đến hiệu quả đầu tư lâu dài bền vững. 

Lĩnh vực hoạt động

  • Bất động sản

    Bất động sản

    Bao gồm các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu dân cư và văn phòng cho thuê tại TPHCM và các tỉnh thành khác.
  • Năng lượng tái tạo

    Năng lượng tái tạo

    Dự án đầu tư điện năng lượng mặt trời kết hợp nuôi trồng thủy sản dưới mái che
  • Nuôi trồng thủy sản

    Nuôi trồng thủy sản

    Dự án nuôi trồng thủy sản tận dụng lợi thế của điện mặt trời giúp tối đa hóa lợi nhuận trên cùng diện tích đất sản xuất.
  • Các dự án đầu tư khác

    Các dự án đầu tư khác

    Tìm kiếm và mở rộng cơ hội đầu tư sang nhiều lĩnh vực tiềm năng khác